Hướng dẩn vệ sinh điều hòa hiện nay không được trang bị tính năng làm sạch tự động. Tuy nhiên, nếu không có kiến thức và kinh nghiệm vệ sinh sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng máy lạnh. Theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình và các bước thực hiện vệ sinh điều hòa tại nhà đơn giản và ít tốn kém chi phí nhất.
1. Quy trình vệ sinh điều hoà chuẩn kỹ thuật tại nhà
- Bước 1 – Kiểm tra khả năng hoạt động của máy lạnh: Ở bước này bạn cần bật điều hòa, quan sát sự vận hành của quạt tản gió cũng như cảm nhận khả năng làm mát từ máy lạnh.
- Nếu dàn máy làm mát ổn định và quạt tản gió đều thì điều hòa hoạt động tốt.
- Ngược lại, điều hòa không tỏa khí mát, khí tỏa có mùi khó chịu thì bạn cần vệ sinh ngay thiết bị.
- Bước 2 – Tiến hành vệ sinh dàn lạnh:
- Đảm bảo điều hòa được ngắt điện ít nhất từ 5-10 phút trước khi tháo dàn lạnh để vệ sinh.
- Người dùng thực hiện thao tác tháo lắp các bộ phận trên dàn lạnh.
- Vệ sinh mặt nạ điều hòa, quạt lồng sóc, vệ sinh tấm lọc bụi sạch sẽ.
- Phơi khô các linh kiện trong nhà, chờ linh kiện khô hoàn toàn mới lắp lại máy lạnh.
- Bước 3 – Thực hiện việc vệ sinh dàn nóng:
- Người dùng tiến hành tháo vỏ bảo vệ bên ngoài, dùng vòi xịt rửa cánh quạt cũng như làm sạch tổng thể bên trong dàn nóng.
- Rửa sạch vỏ bảo vệ bên ngoài.
- Chờ các linh kiện khô hoàn toàn và lắp lại máy.
- Bước 4: Tiếp tục vệ sinh ống xả nước điều hòa bằng cách dùng vòi xịt rửa sạch bụi bẩn, rác bám bên trong ống, chờ ống xả khô hoàn toàn và lắp lại vị trí trong thiết bị.
- Bước 5: Thực hiện thao tác kiểm tra lại hoạt động điều hòa bằng cách bật và kích hoạt các chế độ khác nhau của điều hòa, quan sát hoạt động của thiết bị.
2. Hướng dẫn vệ sinh dàn nóng và dàn lạnh điều hoà đúng cách
Để thực hiện thao tác vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh và ống xả điều hòa, người dùng cần thực hiện đầy đủ các bước cơ bản. Đây là những bước vô cùng quan trọng, đòi hỏi kỹ thuật cao cần lưu ý.
2.1. 8 bước vệ sinh điều hoà dàn lạnh
1. Ngắt nguồn điện điều hòa
Đảm bảo an toàn bằng cách tắt nguồn điện trước khi thao tác.
2. Tháo mặt nạ dàn lạnh
Dùng tay nhẹ nhàng tháo nắp trước điều hòa, cẩn thận tránh làm gãy khớp nối.
3. Gỡ lưới lọc bụi
Lấy lưới lọc ra khỏi máy để vệ sinh.
4. Rửa sạch lưới lọc
Dùng nước sạch hoặc xà phòng loãng, phơi khô tự nhiên trước khi lắp lại.
5. Xịt dung dịch vệ sinh dàn lạnh
Dùng bình xịt chuyên dụng xịt vào các cánh tản nhiệt, chờ khoảng 10–15 phút.
6. Vệ sinh quạt gió
Dùng khăn khô hoặc chổi mềm lau nhẹ bụi trên cánh quạt lồng sóc.
7. Vệ sinh máng nước và ống thoát
Lau sạch máng nước, kiểm tra và thông ống thoát nếu bị nghẹt.
8. Lắp lại và chạy thử máy
Lắp lại các bộ phận, bật máy kiểm tra hoạt động và mùi gió.
2.2. 6 bước vệ sinh điều hòa dàn nóng
Bước 1: Ngắt nguồn điện
Đảm bảo an toàn bằng cách tắt hoàn toàn nguồn điện trước khi bắt đầu vệ sinh.
Bước 2: Kiểm tra dàn nóng
Quan sát xung quanh dàn nóng để loại bỏ lá cây, bụi bẩn, côn trùng hoặc vật cản.
Bước 3: Làm sạch vỏ ngoài
Dùng khăn mềm lau sạch lớp bụi trên vỏ ngoài. Sau đó tháo nắp che để vệ sinh bên trong.
Bước 4: Vệ sinh cánh quạt
Dùng chổi lông mềm hoặc khăn lau sạch cánh quạt và khu vực quanh motor quạt.
Bước 5: Xịt rửa dàn tản nhiệt
Sử dụng vòi xịt nước áp lực nhẹ để xịt bụi bẩn từ trong ra ngoài, tránh làm cong vênh lá tản nhiệt.
Bước 6: Lắp lại và kiểm tra
Lắp nắp lại như cũ, bật nguồn điện và kiểm tra hoạt động của điều hòa.
2.3. 2 bước vệ sinh điều hòa ống xả nước
Ở các dòng điều hòa thông thường, ống xả nước được thiết kế là một ống PVC, được lắp đặt ở gần dàn nóng và gắn vào tường. Đây là đường ống vô cùng quan trọng, làm nhiệm vụ nhận nước, dẫn nước từ điều hòa ra môi trường bên ngoài, tránh hiện tượng rò rỉ trong sàn nhà, tường nhà. Bạn nên vệ sinh ít nhất 6 tháng/lần để tránh hiện tượng tắc nghẽn do bụi bẩn đọng lại.
Đường ống xả nước điều hòa được vệ sinh sạch với 2 bước cơ bản sau:
1- Bước 1
Bạn tiến hành tháo ống xả nước từ điều hòa, sử dụng vòi xịt chuyên dụng, xịt mạnh để tẩy rửa cặn bẩn bám trên đường ống. Ngoài ra, cần sử dụng thêm các dụng cụ kim loại chuyên dụng để gạt bỏ rêu hoặc vật cản bên trong.
2- Bước 2:
Để ống dẫn xả nước khô hoàn toàn và tiến hành lắp lại đúng vị trí ban đầu.
Người dùng cần thực hiện 2 bước để vệ sinh ống xả nước thiết bị điều hòa
3. lưu ý không được bỏ qua khi vệ sinh điều hòa
-
Ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh: Đây là bước quan trọng để đảm bảo an toàn, tránh rò điện hay chập cháy.
-
Vệ sinh lưới lọc không khí: Lưới lọc cần được tháo ra. Rửa sạch bằng nước và để khô tự nhiên trước khi lắp lại. Việc này giúp tăng hiệu quả làm lạnh và tiết kiệm điện.
-
Không dùng chất tẩy rửa mạnh: Chỉ sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng hoặc nước sạch. Dung dịch có tính axit mạnh có thể làm hỏng linh kiện nhựa hoặc ăn mòn kim loại.
-
Làm sạch dàn lạnh và dàn nóng: Dùng khăn mềm lau bụi trên dàn lạnh. Còn dàn nóng cần xịt rửa nhẹ nhàng bằng vòi nước áp lực vừa phải, tránh làm cong cánh tản nhiệt.
-
Kiểm tra ống thoát nước: Đảm bảo ống không bị tắc để tránh rò rỉ nước ra ngoài.
-
Không tự ý tháo lắp linh kiện bên trong: Nếu không am hiểu kỹ thuật, chỉ nên vệ sinh các bộ phận cơ bản. Với phần sâu bên trong hoặc có dầu mỡ, nên gọi kỹ thuật viên.
-
Vệ sinh định kỳ 3–6 tháng/lần: Giúp điều hòa hoạt động bền bỉ, tiết kiệm điện và hạn chế mùi khó chịu.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Công ty Điện máy Thuận Phát!
Các tin tức nổi bật khác:
Chế độ Auto trên điều hoà có tiết kiệm điện như lời đồn?
Cách sử dụng điều hòa Casper – Hướng dẫn cho người mới
Giới thiệu điều hòa Casper 1 chiều Inverter TC09IS36