Điều hòa ra khói là hiện tượng khiến nhiều người lo lắng, không biết liệu thiết bị có đang gặp sự cố nghiêm trọng hay không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện 2 tình trạng điều hòa ra khói phổ biến và hướng dẫn cách xử lý nhanh chóng tại nhà, đảm bảo an toàn và duy trì hiệu quả làm mát.
1. Điều hòa ra khói không mùi
Nguyên nhân điều hòa ra khói không mùi
-
Ngưng tụ hơi nước: Khi độ ẩm không khí cao gặp luồng gió lạnh, hơi nước ngưng tụ thành sương mù, nhìn giống như khói. Đây là hiện tượng bình thường.
-
Bụi bẩn trong dàn lạnh: Lâu ngày không vệ sinh, bụi có thể bám trên dàn lạnh và bị thổi ra theo gió, tạo cảm giác như khói mỏng.
-
Không khí lạnh – ẩm: Trong thời tiết lạnh ẩm, hơi nước dễ ngưng tụ và bốc hơi như làn sương mờ.
Điều hòa ra khói không mùi
Cách xử lý
-
Vệ sinh điều hòa định kỳ để loại bỏ bụi.
-
Chuyển sang chế độ Dry (hút ẩm) nếu độ ẩm không khí cao.
-
Gọi kỹ thuật viên nếu thấy máy hoạt động yếu, phát ra tiếng lạ, hoặc hiện tượng khói kéo dài bất thường
2. Điều hòa ra khói kèm theo mùi nặng
Điều hòa xuất hiện khói kèm theo mùi nặng do 3 nguyên nhân chủ yếu là tắc bộ lọc không khí, mòn động cơ quạt và chập dây điện. Với 3 nguyên nhân này, mời bạn tham khảo bảng dưới đây để biết cách xử lý phù hợp.
Lỗi | Nguyên nhân | Giải pháp |
Tắc bộ lọc không khí | Tích tụ bụi bẩn hoặc các mảnh vụn nhỏ và không vệ sinh bộ lọc trong thời gian quá lâu. |
|
Động cơ quạt bị hỏng | Điều hòa sử dụng lâu năm, xuống cấp, động cơ quạt bị hỏng dẫn đến chập cháy bên trong điều hòa. |
|
Chập dây điện | Quá tải nguồn điện, nguồn điện không ổn định |
|
2.1. Tắc bộ lọc không khí
1- Nguyên nhân
Bất kể thiết bị điều hòa nào cũng được trang bị bộ lọc không khí để đảm bảo các bộ phận bên trong điều hòa được tỏa nhiệt khi hoạt động. Tuy nhiên, điều hòa để quá lâu không được vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách làm bụi bẩn, các vật vụn nhỏ tích tụ bên trong quá nhiều làm tắc bộ lọc không khí.

Nguyên nhân làm điều hòa ra khói kèm mùi khó chịu là quá lâu không vệ sinh điều hòa, làm tắc bộ lọc không khí
Nếu bộ lọc này bị tắc, khí nóng không thể thoát ra sẽ làm cho thiết bị quá nóng Từ đó có mùi khét và khói thoát ra, nặng hơn có thể xuất hiện những tiếng động lạ. Điều đó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp người dùng và có thể gây nên hỏa hoạn.
2- Giải pháp
Nếu là gia đình thường xuyên sử dụng thiết bị, hãy làm sạch 3 – 4 tháng/ lần, nếu sử dụng ít hơn, hãy vệ sinh 6 tháng/ lần. Nếu sử dụng điều hòa ở các công ty hay văn phòng, thiết bị cần được làm sạch ít nhất 2 – 3 tháng/ lần. Còn ở các cơ sở, xưởng kinh doanh, nơi thường xuyên có nhiều khói bụi, hãy làm sạch 1 tháng/ lần.
Trong quá trình vệ sinh, làm sạch bộ lọc bộ lọc bằng cách tháo ra và ngâm trong nước, dùng khăn rửa sạch và để khô ráo trước khi lắp lại. Nếu tình trạng khói nhiều và mùi nặng thì hãy liên hệ cho chuyên gia sửa chữa gần nhất để được hỗ trợ.
2.2. Động cơ quạt bị hỏng
1- Nguyên nhân
Điều hòa được sử dụng trong thời gian quá lâu sẽ bị xuống cấp, quạt bị hỏng, hoặc chập cháy và sinh ra khói có mùi.

Điều hòa sử dụng quá lâu, động cơ quạt bị mòn sẽ làm chập cháy ra khói có mùi ở thiết bị
2- Giải pháp
Tắt ngay thiết bị điều hòa, ngắt nguồn điện là việc đầu tiên người dùng cần phải làm. Đồng thời nên mở hết cửa để khói có mùi có thể thoát ra ngoài. Tránh ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, hoặc gây ngạt khí. Sau khi đã thử tất cả các giải pháp trên mà tình trạng điều hòa ra khói vẫn không hết. Hãy liên hệ với nhân viên sửa chữa để được giúp đỡ, tư vấn.
2.3. Chập dây điện
1- Nguyên nhân
Nguyên nhân khác làm điều hòa ra khói với mùi lạ có thể là do lỗi về điện trong nhà bạn. Khi hệ thống dây điện, nguồn điện bị lỗi, không ổn định hoặc quá tải làm chập cháy. Gây hỏa hoạn và tạo khói, mùi khét.
2- Giải pháp
Đây là trường hợp điều hòa ra khói dễ gây nguy hiểm nhất. Để đảm bảo an toàn cho bản thân, người dùng cần ngay lập tức rút thiết bị ra khỏi nguồn điện. Tắt nguồn điện của gia đình. Sau đó, bạn nên liên hệ với những nhân viên sửa chữa – bảo dưỡng đến kiểm tra và xử lý.
3. 3 lưu cần biết khi xử lý sự cố điều hòa ra khói
1. Xác định loại khói và nguyên nhân gây ra khói
Không phải loại khói nào cũng giống nhau. Tùy vào màu sắc, mùi và tính chất của khói mà bạn có thể xác định sơ bộ nguyên nhân:
-
Khói trắng: Thường là do điều hòa hút ẩm mạnh. Gặp nhiệt độ lạnh nên tạo ra hơi nước ngưng tụ, tạo cảm giác như khói. Đây là hiện tượng khá bình thường. Đặc biệt vào sáng sớm hoặc khi mới khởi động.
-
Khói có mùi khét: Dấu hiệu của hiện tượng chập cháy bên trong, có thể do bo mạch, tụ điện, hoặc quạt gió bị lỗi.
-
Khói đen: Rất nguy hiểm, có thể xuất phát từ cháy linh kiện điện tử hoặc bám bụi lâu ngày cháy âm ỉ.
👉 Lưu ý: Khi phát hiện khói kèm mùi khét. Nên ngắt nguồn điện ngay lập tức và kiểm tra kỹ.
2. Không tự ý tháo lắp điều hòa khi chưa có kinh nghiệm
Một sai lầm phổ biến là người dùng tự ý mở điều hòa để tìm hiểu nguyên nhân khi thấy khói. Tuy nhiên:
-
Việc tháo lắp không đúng kỹ thuật có thể gây hỏng hóc nặng hơn, thậm chí mất bảo hành.
-
Tiếp xúc với nguồn điện hoặc mạch điều khiển có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
✅ Lời khuyên: Sau khi ngắt điện, hãy liên hệ trung tâm bảo hành chính hãng. Hoặc đơn vị sửa chữa uy tín để kiểm tra và khắc phục kịp thời.
3. Chăm sóc, vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa định kỳ
Nhiều trường hợp điều hòa ra khói bắt nguồn từ bụi bẩn tích tụ lâu ngày. Khiến dàn nóng, dàn lạnh hoạt động quá tải hoặc quạt gió ma sát sinh nhiệt:
-
Vệ sinh điều hòa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để đảm bảo luồng khí mát sạch, thiết bị vận hành ổn định.
-
Bảo trì chuyên sâu mỗi năm để kiểm tra gas lạnh. Do mạch, tụ điện và các linh kiện quan trọng.
-
Không để côn trùng hoặc vật lạ chui vào máy – đây cũng là nguyên nhân tiềm ẩn gây cháy khói.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Công ty Điện máy Thuận Phát!
Các tin tức nổi bật khác:
Tạm biệt tình trạng điều hòa lạnh không sâu chỉ với 13 cách sau
Inverter là gì? Có gì ở công nghệ biến tần tốt nhất hiện nay?
Hướng dẫn vệ sinh điều hòa đơn giản và tiết kiệm nhất tại nhà